Giới thiệu về Ngài Pytagoras, và trường phái Thần Số Học Pytago.

Trong bài viết này Học Viện Thần Số Việt Nam sẽ chia sẻ với các bạn sơ lược về cuộc đời của Ngài Pytago, người được cho là ông tổ của trường phái Thần Số Học Pytago.


Đôi nét về Ngài Pytago, Ông là một nhà khoa học, nhà triết học, nhà toán học, nhà huyền học nổi tiếng và đã có rất nhiều công trình nghiên cứu mang lại giá trị rất lớn cho nhân loại cho đến ngày nay, nổi bật trong đó là định lý mang tên ông: Định lý Pytago, Định lý Pitago chứng minh rằng tổng bình phương cạnh huyền của tam giác vuông bằng tổng bình phương 2 cạnh góc vuông cộng lại.

Về cuộc đời của Ông: Ông tên là Pytagoras hay còn gọi là Pytago sinh ra tại Hy Lạp vào năm 570 TCN. Ngay từ nhỏ ông đã nổi tiếng với sự thông minh và thông thái của mình, lớn lên ông đã đi chu du và học tập khắp nơi trên thế giới: như Ai cập, Babylon, Ấn Độ và học với rất nhiều vị Thầy nổi tiếng.

Đến năm 50 tuổi, Ông quay về quê hương và thành lập trường phái Pytago, ông mở trường học và dậy 5 năm học gồm 4 bộ môn chính: là toán học, hình học, thiên văn và âm nhạc kết hợp giữa nghiên cứu khoa học và nghi lễ tôn giáo. Pytago cũng tạo ra 1 tổ chức tôn giáo và mong muốn mọi người sống theo đạo đức.

Trường phái Pytago có niềm tin vô cùng lớn vào các con số, họ tin rằng những gì tồn tại trên đời đều phụ thuộc vào các con số.

Chính từ niềm tin này nên trường Phái Pytago tin rằng từ những con số có thể dự đoán phần nào được tương lai.

Tại trường học của ông, ông đã giảng giải về ý nghĩa của các con số qua các bài nói với những môn sinh được chọn.

Các bài nói này được giữ bí mật và không bao giờ được tiết lộ ra bên ngoài.

Do vậy, Trường phái Pytago đã khám phá ra một lý thuyết về các con số, nhưng ý nghĩa thực sự của nó hiện vẫn đang được làm rõ và gây tranh cãi giữa các học giả.

Trường phái Pytago tin rằng các con số, chữ cái và các hành tinh có sự liên hệ với nhau, phổ biến nhất là dùng bằng các con số được tạo thành trong họ tên và ngày tháng năm sinh người ta có thể dự đoán các sự kiện trong tương lai.

Tuy nhiên, bói toán hay dự đoán không phải là mục đích ban đầu của ông khi sử dụng các con số, mà ông dùng chúng để truyền tải thông điệp, giáo lý.

Có rất nhiều giả thuyết về cái chết của Pytago, nhưng phần lớn đều tin rằng:, giống như hầu hết các thiên tài, Pytago rất thắng thắn và tạo ra nhiều kẻ thù vì vậy ông đã bị ám sát dưới 1 kẻ ông từng từ chối nên sinh lòng hận thù.

Ông mất vào năm 495 TCN, khi ông 75 tuổi.

Bài viết cùng danh mục